BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2024BLI
02

VƯỢT QUA THÁCH THỨC

Vươn tới thành công

Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh 2024
& Kế Hoạch Hoạt Động Năm 2025

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2024

Năm 2024 tiếp tục là một năm nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Bên cạnh việc phải chịu ảnh hưởng kéo dài từ tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, áp lực lạm phát, sự điều chỉnh chính sách tiền tệ cũng như sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng, còn có sự thay đổi khí hậu thời tiết, đặc biệt là cơn bão Yagi đã gây ảnh hưởng lớn nhất trong vòng 30 năm qua.

Trong bối cảnh đó, Bảo Long đã thể hiện bản lĩnh vững vàng khi chủ động điều chỉnh định hướng, tái cấu trúc hoạt động và triển khai hiệu quả chiến lược phát triển giai đoạn 2023–2027, với ba ưu tiên chiến lược:

Công nghệ hóa

Nâng cao năng lực hoạt động, dịch vụ

Phát triển văn hóa và thương hiệu

Nhờ sự kiên định trong định hướng chiến lược và sự đồng lòng của toàn hệ thống, Bảo Long đã duy trì được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, giữ vững mạng lưới phân phối, dịch vụ khách hàng trên toàn quốc và tiếp tục mở rộng các kênh phân phối mới như Bancassurance, Đại lý và nền tảng bảo hiểm số.

Đồng thời, Bảo Long cũng chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, chuẩn hóa quy trình quản trị, tăng cường đào tạo phát triển năng lực đội ngũ và lan tỏa văn hóa thương hiệu lấy khách hàng làm trung tâm.

Các kết quả đạt được trong năm 2024 là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt của Bảo Long trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, khó khăn, góp phần củng cố vị thế là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uy tín tại Việt Nam.

Kết quả tài chính

Kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu KH 2024
Triệu đồng
TH 2024
Triệu đồng
HTKH
%
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh thu phí bảo hiểm 1.530.000 1.526.345 99,8%
Chi phí hoạt động kinh doanh BH 1.277.972 1.306.590
Lợi nhuận gộp từ hoạt động KDBH 252.028 219.755 87,2%
Hoạt động đầu tư tài chính
Doanh thu 77.000 101.960
Chi phí 1.300 6.973
Lợi nhuận gộp từ hoạt động đầu tư tài chính 75.700 94.987 125,5%
Thu nhập từ hoạt động khác 0 782
Chi phí quản lý doanh nghiệp 246.678 233.449
Tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế 81.050 82.076 101,3%
Doanh thu phí bảo hiểm

0

Tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế

0

Tỷ đồng

Quy mô tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu KH 2024
Triệu đồng
TH 2024
Triệu đồng
HTKH
%
Quỹ dự phòng nghiệp vụ 774.429 861.456 111,2%
Vốn chủ sở hữu 901.744 900.230 99,8%
Danh mục đầu tư 1.440.847 1.504.147 104,4%
Tổng tài sản 2.382.000 2.575.593 108,1%

Kết quả triển khai các giải pháp kinh doanh năm 2024

Năm 2024 là năm thứ hai Bảo Long triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2023-2027, với ba ưu tiên chiến lược (1) Công nghệ hóa, (2) Năng lực hoạt động, (3) Văn hóa và thương hiệu. Cùng với ba ưu tiên chiến lược là năm nhóm giải pháp được triển khai để đạt được mục tiêu trên bao gồm: (1) Hiệu suất, (2) Chuyên môn, (3) Cải tiến sáng tạo, (4) KPIs, (5) Gắn kết. Kết quả thực hiện được trong năm 2024 như sau:

01
02
03
04
05

Nhóm 1

Hiệu suất

  • Hệ thống bảo hiểm số Megamind: go-live đối với nhóm sản phẩm Tài sản, Kỹ thuật, Tái bảo hiểm;
  • Hoàn thiện “Phân hệ bán hàng qua giao thức API”;
  • Đưa vào vận hành chính thức “Nền tảng phân phối sản phẩm Bảo hiểm cá nhân” cho nghiệp vụ Xe cơ giới và Con người;
  • Tích hợp thanh toán online;
  • Nâng cao vai trò quản lý của các Giám đốc Vùng, điều chuyển các đơn vị thuộc các trung tâm kinh doanh về Giám đốc Vùng phụ trách;
  • Sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của Vùng Hà Nội, hoàn thiện mô hình giám định tập trung tại vùng Hà Nội.

Nhóm 2

Chuyên môn

  • Luân chuyển cán bộ quản lý giữa Trụ sở chính và đơn vị;
  • Thực hiện đánh giá năng lực của các Giám định Vùng;
  • Củng cố hệ thống quản lý ngành dọc về nhập liệu tập trung, tài chính - kế toán, nghiệp vụ, giám định bồi thường;

Nhóm 3

Cải tiến sáng tạo

Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các cải tiến trong công tác quản lý:

  • Tái cấu trúc chương trình tái bảo hiểm nhằm nâng cao năng lực tái bảo hiểm;
  • Rà soát và quản lý tốt công nợ phí bảo hiểm;
  • Tối ưu hóa cơ cấu chi phí tại các Đơn vị kinh doanh;
  • Chuẩn hóa quy trình quản lý ấn chỉ khoa học và hiệu quả;
  • Từng bước số hóa quy trình nghiệp vụ thông qua việc cấp đơn online.

Nhóm 4

KPIs

  • Triển khai giao KPIs cho chức danh Phó Giám đốc tại các Đơn vị và chi trả lương cho Phó giám đốc đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định;
  • Triển khai KPIs về phát triển tuyển dụng đại lý cho từng đơn vị và đội ngũ Phó giám đốc.

Nhóm 5

Gắn kết

  • Triển khai các chương trình hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm Bảo Long 30 năm - kế hoạch trọng tâm để truyền thông nội bộ, tạo sự gắn kết đội ngũ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: chương trình thi đua quay video clip Câu chuyện Bảo Long “Cá chép hóa rồng”, chương trình thi đua thiết kế áo thun kỷ niệm 30 năm thành lập; giải chạy bộ “Run for the future”, chương trình quay số trúng thưởng vào ngày 11 hàng tháng; chương trình gameshow hàng tháng “Afternoon LOL” tại Trụ sở chính, quà tặng kỷ niệm 30 năm cho tất cả CBNV.

TRIỂN VỌNG KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH BẢO HIỂM
PHI NHÂN THỌ NĂM 2025

Triển vọng kinh tế vĩ mô

Năm 2025 được dự báo là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế vĩ mô toàn cầu. Các yếu tố như sự bất ổn chính trị, tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, tài khóa và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục tạo ra những áp lực lớn cho các quốc gia.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng tại Trung Đông vẫn đang tiếp diễn. Mặc dù các cuộc đàm phán dừng bắn và kế hoạch hòa bình đã được khởi động nhưng thời điểm kết thúc chiến tranh và xung đột vẫn là một ẩn số. Theo đó, chi phí năng lượng và thị trường hàng hóa, thương mại toàn cầu vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng.

Tại nhiều nền kinh tế, lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt là những nơi chịu tác động của chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí năng lượng tăng và giá thực phẩm cao. Các ngân hàng trung ương, như FED và ECB, sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, tuy nhiên việc kiềm chế lạm phát không phải là một mục tiêu dễ dàng.

Dự báo rủi ro đáng kể nhất đối với thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ là chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ. Thuế quan được sử dụng như một công cụ chính sách nhắm vào các quốc gia như Trung Quốc, Canada, Châu Âu và một số quốc gia khác. Đáp lại là hành động trả đũa của các nước này, xung đột nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Tại thời điểm cuối năm 2024 các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB và OECD dự báo nền kinh tế thế giới năm 2025 sẽ tăng trưởng ở mức 2,7%%-3,3%, tuy nhiên với những diễn biến mới nhất xảy ra trong quý đầu tiên của năm, các kịch bản tiêu cực hơn có thể phải được tính tới.

Xem thêm
Nền kinh tế Việt Nam

Năm 2025, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam lên 8.0%, cao hơn so với mức 6,5 đến 7% trước đó. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế dự báo nền kinh tế Việt Nam 2025 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu, với vị thế là một nước nhỏ nhưng là nền kinh tế xuất khẩu và đặc biệt có thặng dư thương mại lớn với thị trường Mỹ, Việt Nam đang chịu nhiều áp lực để cân bằng chính sách thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đồng thời tăng chi tiêu, đầu tư lớn vào các mặt hàng giá trị cao từ đối tác.

Lạm phát được dự báo ở mức cao do sự gia tăng giá năng lượng, chi phí thực phẩm và các yếu tố toàn cầu. Mặt bằng lãi suất cho vay dự kiến sẽ tiếp tục giảm nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tuy nhiên, năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này thể hiện qua tăng trưởng tín dụng thấp trong 2 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 0,2%.

Việc tái cấu trúc bộ máy các cấp chính quyền là một bước đi hoàn toàn đúng đắn, tạo động lực cho việc phát triển lâu dài, tuy nhiên trong ngắn hạn không khỏi dẫn đến những gián đoạn trong vận hành bộ máy và triển khai các chính sách điều hành của Chính phủ.

Về đầu tư công, việc tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 sẽ tập trung vào các dự án hạ tầng trọng điểm như giao thông, năng lượng và đô thị. Việc triển khai vẫn gặp khó khăn do thủ tục hành chính phức tạp, chậm giải phóng mặt bằng và phân bổ vốn chưa hiệu quả.

Ngoài những yếu tố kinh tế, chính trị, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, gây ra rủi ro cho sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh những rủi ro tiềm ẩn, có một số điểm sáng tác động tích cực lên nền kinh tế nội địa như Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút vốn đầu tư FDI, việc cải cách toàn diện tạo động lực và khí thế mới cho cộng đồng sản xuất kinh doanh, hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường cao tốc khép kín từ Bắc vào Nam góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm chi phí và thời gian vận chuyển, khai thông phát triển kinh tế địa phương.

Triển vọng ngành bảo hiểm phi nhân thọ

Năm 2025, Bộ Tài chính dự kiến tổng doanh thu phí bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt gần 86.000 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2024. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia đây sẽ là kế hoạch đầy thách thức khi thị trường bảo hiểm vẫn còn phải đối mặt với những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước.

Khung pháp lý mới cơ bản đã được hoàn thiện, kết hợp với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, ổn định và bền vững của thị trường bảo hiểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn để đáp ứng và thay đổi theo các quy định mới, đặc biệt là các quy định về hệ thống sản phẩm, định phí mới… sẽ tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của thị trường.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vẫn là một rủi ro trọng yếu đòi hỏi có những thay đổi mang tính căn cơ của toàn thị trường để có thể ứng phó tốt, bao gồm nâng cao năng lực tài chính, định phí phù hợp rủi ro…

Doanh thu qua kênh bancassurance dự báo tiếp tục sụt giảm khi cuộc khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng vẫn còn hiện hữu. Ngoài ra, doanh thu của bảo hiểm phi nhân thọ phụ thuộc lớn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng, vì vậy khi kinh tế khó khăn, doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm bán lẻ như xe cơ giới, con người và doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại như tài sản, hàng hải sẽ đều chịu ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Ngoài khó khăn ở mảng kinh doanh bảo hiểm thì xu hướng lãi suất giảm cũng sẽ tác động tới lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới khi phần lớn lợi nhuận hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đến từ kênh tiền gửi ngân hàng.

GIẢI PHÁP KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG NĂM 2025

Bước sang 2025, Bảo Long tập trung vào các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao hiệu suất, chuyên môn và đổi mới. Kế hoạch hành động chú trọng hoàn thiện hệ thống công nghệ, tối ưu quy trình, phát triển nhân lực và gắn kết đội ngũ hướng tới kỷ niệm 30 năm. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm 5%, củng cố nền tảng tài chính vững chắc cho giai đoạn phát triển mới.

Hiệu suất

  • Hoàn thiện giai đoạn cuối cùng của hệ thống Megamind bao gồm sản phẩm Hàng hải, hệ thống báo cáo, phân hệ tài chính kế hoạch;
  • Triển khai hệ thống phê duyệt thanh toán online - kết nối với ngân hàng;
  • Rà soát, tu chỉnh, xây dựng các quy chế, quy định nội bộ về lao động.

Chuyên môn

  • Luân chuyển cán bộ quản lý giữa Trụ sở chính và đơn vị;
  • Đào tạo “Kỹ năng đào tạo” cho nhân sự quản lý nghiệp vụ.

Cải tiến sáng tạo

  • Triển khai các giải pháp thanh toán online;
  • Điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm nhằm nâng cao năng lực tái bảo hiểm và hiệu quả hoạt động.

KPIs

  • Rà soát hệ thống chỉ tiêu KPis áp dụng cho toàn hệ thống.

Gắn kết

  • Triển khai các chương trình hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm Bảo Long 30 năm - kế hoạch trọng tâm để truyền thông nội bộ, tạo sự gắn kết đội ngũ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính 2025

Chỉ tiêu TH 2024
Triệu đồng
KH 2025
Triệu đồng
Tăng trưởng
%
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh thu phí bảo hiểm 1.526.345 1.609.000 5%
Chi phí hoạt động kinh doanh BH 1.306.590 1.373.869
Lợi nhuận gộp từ hoạt động KDBH 219.755 235.132 7%
Hoạt động đầu tư tài chính
Doanh thu 101.960 63.060
Chi phí 6.973 2.000
Lợi nhuận gộp từ hoạt động đầu tư tài chính 94.987 61.060 (36%)
Thu nhập từ hoạt động khác 782 -
Chi phí quản lý doanh nghiệp 233.449 240.135
Tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế 82.076 56.057 (32%)
Quy mô tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu TH 2024
Triệu đồng
KH 2025
Triệu đồng
%
tăng trưởng
Quỹ dự phòng nghiệp vụ 861.456 922.093 7,0%
Vốn chủ sở hữu 900.230 945.076 5,0%
Danh mục đầu tư 1.504.147 1.635.853 8,8%
Tổng tài sản 2.575.593 2.681.000 4,1%

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO

BẢO LONG LUÔN TIN RẰNG BẰNG CÁCH TỐI ĐA HÓA ĐỘNG LỰC VÀ KHẢ NĂNG CỦA MỖI NHÂN VIÊN, THÔNG QUA ĐÓ, BẢO LONG CÓ THỂ GIA TĂNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ LIÊN TỤC NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU, MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CỔ ĐÔNG. BẢO LONG LUÔN CỐ GẮNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỂ MỖI THÀNH VIÊN ĐỀU CẢM THẤY HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC VÀ NUÔI TRONG MÌNH ĐỘNG LỰC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HƠN NỮA CÙNG BẢO LONG.

0%

LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC & SAU ĐẠI HỌC

0%

LAO ĐỘNG CÓ KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TRÊN 10 NĂM

0

TỔNG SỐ NHÂN VIÊN
ĐẾN 31/12/2024

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Bảo Long tập trung xây dựng đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao và đủ khả năng thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Mỗi cá nhân đều có cơ hội rèn luyện, thử thách và phát huy tài năng trong một môi trường làm việc đoàn kết, đồng lòng hướng đến mục tiêu chung.

Đặc biệt, Bảo Long chú trọng phát triển đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, tạo điều kiện cho họ làm việc trong một môi trường trung thực, cởi mở, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Công ty cũng đảm bảo chế độ đãi ngộ tương xứng, đồng thời xây dựng niềm tự hào và tinh thần gắn kết với tổ chức.

CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng số nhân sự của Bảo Long đạt 970 người, trong đó:

58%

thuộc khối kinh doanh

75%

có trình độ đại học và sau đại học.

54%

là nhân sự dưới 40 tuổi, trẻ trung, năng động và sẵn sàng học hỏi.

27%

là nhân sự có trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm.

Bảo Long luôn không ngừng cập nhật kiến thức mới, thay đổi và cải thiện môi trường văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng nền tảng vững chắc cho nhân sự, nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.

Bảo Long duy trì chính sách lương, thưởng cạnh tranh, gắn liền với hiệu quả kinh doanh và chất lượng công việc của mỗi cá nhân. Ngoài ra, công ty còn cung cấp nhiều phúc lợi hấp dẫn nhằm nâng cao đời sống nhân viên, bao gồm:

Chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ.

Du lịch, nghỉ mát hằng năm.

Bảo hiểm sức khỏe, tai nạn, bảo hiểm xe máy.

Quà tặng tiền mặt nhân dịp sinh nhật và các ngày lễ trong năm.

Bảo Long cam kết tiếp tục xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, nơi mỗi nhân viên đều có cơ hội mạnh mẽ phát triển và đóng góp vào sự thành công chung của Công ty.

" target="_blank" href="pdf/BCTN-BAOLONG-2024.pdf">Tải báo cáo